heo truyền thuyết,khi Thượng đế ạo ra những con người đầu tiên - tổ tiên của chúng ta, thì thời ấy, mỗi người đều có 4 mắt, 2 mũi, 4 chân, 4 tay...Sau đó, Ngài thấy rằng nếu cứ để yên như vậy thì con người mạnh mẽ quá, vượt quá quyền năng Thựơng đế, nên Ngài đã chẻ đôi con người thành 2 nữa, và quẳng đi khắp nơi. Con người lớn lên cảm nhận về sự thiếu hụt, khiếm khuyết của mình, vì vậy, mỗi người chúng ta cố gắng đi tìm một nưa đã mất, đang lẫn khuất đâu đó, tìm kiếm lại cảm giác hợp nhất toan vẹn ban đầu. Ai may mắn thì tìm được một nữa cuộc đời òn lại của mình người ấy sẽ hạnh phúc. Nhiều khi chúng ta nhầm lẫn, ngộ nhận, hoặc suốt đời có cảm giác đơn độc vì không tìm thấy một nữa đích thực của mình. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã mô tả cảm giác hẫng hụt nay như sau:
Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình bỗng đi lươt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu?
Tình yêu thực ra không xuất hiện từ thời khởi thuỷ nhân loại, cũng không phải bản năng chúng ta hưởng từ loài vật, càng không phải phản xạ sinh lý đơn thuần. Tình yêu là sản phẩm muộn của tiến trình phát triển của nhân loại. Có lẽ nó bắt đầu manh nha xuất hiện, từ chế độ hôn nhân cá thể - từ khi xã hôi phân chia giai cấp. Ở thời trung cổ bắt đầu phát triển sự tôn thờ tình yêu. Thời đó tình yêu mơi chỉ là tình thân e dè, bộc lộ dưới dạng tình yêu kiểu Hiệp Sĩ, nằm bên ngoài hôn nhân và bao giờ cũng mang dấu ấn của ngoại tình - tình yêu bên ngoài hôn nhân pháp lý, không được xã hội thừa nhận. Hàng thế kỷ trôi qua để con người đạt được sự thừa nhận quyền tự do yêu đương và cho đến tận thơi nay, quyền đó được thực hiện tương đối rộng rãi trên khắp trái đất.
Bàn đến tình yêu là chuyện của muôn đời, quy luật của muôn đời. Cha ông ta xưa kia bắt đầu từ việc tưởng như tình cờ " bỏ quên cái áo trên cành hoa sen" để rồi nên duyên vợ chồng. Lớp trẻ bây giờ cũng noi gương các bâvj tiền bối. Nhà thơ phạm công trứ ngẫu hứng từ câu ca dao " Đêm qua tát nước đầu đình", đã viết về tình yêu hiện đại như sau:
Lẽ nào người lại vô tình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen?
Giống người tôi mấy lần quên
Một quyển sách ở nhà bên, để rồi...
Tôi tin đêm ấy trăng ngời
Tay người biết nói, mắt người lên men
Chiều đời, Trời nảy cành sen
Xui cho kẻ vắt bỏ quên áo mình...
Mẹ cha tat nước đầu đình
Đẻ ra cả lũ đa tình, hay..quên!
Thật khó có thể để đưa ra một định nghĩa thật sự chuẩn xác về tình yêu. Tình yêu là gì? Nó biểu hiện như thế nào? Và tại sao ta chỉ yêu người này ma không thể yêu người khác? Tình yêu - cho đến thời điểm này - vẫn còn là một trong những điều bí ẩn mà nhân loại không ngừng tìm hiểu và khám phá. Palaton - triết gia cổ Hy Lạp - viết: " Eros là thị đồng và là người bạn đời của thần Ái tình Vênus y được thụ thai đúng vào ngày nữ thần này ra đời, và bản chất của y là yêu cái đẹp. Tình yêu của con người chính là sự say mê của con người đối với một cơ thể đẹo đang độ thanh xuân. Khi ai đó thoạt đầu chỉ yêu thích cơ thể thì những ý nghĩ đẹp sẽ nảy sinh. Và lúc này người ta bắt đầu quý trọng tâm hồn". Ngay từ buổi đầu tình yêu nam nữ đã mang tính chất nhiều mặt, trong đó có say mê nồng nàn, có quyến luyến cảm thông, có ham muốn mãnh liệt. Người Hy Lạp cổ cho rằng Eros có sưc mạnh huyền bí.
Tommy - một cậu bé 10 tuổi - khi đươc yêu cầu định nghĩa tình yêu, đã nói: " Theo em, tình yêu là một cái gì đó làm cho người con trai và người con gái tự nhận thấy họ đẹp, trong khi tất cả người khác đều không nhận thấy. Cái gì ấy đã khiến họ nhồi sát lại bên nhau trên cùng một chiếc ghế ở công viên, mặc dù bên cạnh có nhiều chiếc ghế khác, còn bỏ trống.Chính cái gì ấy đã khiến họ chỉ im lặng đưa mắt nhìn nhau đầy ẩn ý, khi có người lạ trong phòng, và nói huyên thuyên về bướm hoa mộng mơ khi họ tưởng trong phòng chỉ còn lại có mình họ. Về chuyện tình yêu, hiện nay em chỉ biết có bấy nhiêu thôi".
Nền tảng của tình yêu - đó là sự hấp dẫn giới tính. Sự hấp dẫn thể xác đóng một vai trò quan trọng.
Tình yêu - đó là thái độ lựa chọn riêng biệt của mỗi cá nhân đối với một người khác giới, là sự cảm tình, là lòng say mê, là tình cảm đáp lại, là một nhu cầu thật sự cần thiết của con người.Các nhà thơ diễn tả nó bằng lời, các nhạc sĩ tả bằng âm thanh, các hoạ sĩ có thể tả bằng những phương tiện của nghệ thuật tạo hình, còn hai người yêu nhau - họ chỉ có thể cảm nhận tình cảm đó mà thôi, chứ không thể giải thích và định nghĩa nó được.
Nhà văn vĩ đại Uyliam Sêchxpia đã từng nhận xét về tình yêu như sau:" Đối với những vật tầm thường và thấp kém hoàn toàn không đáng giá, tình yêu có thể thổi vào hình hài và phẩm giá. Tình yêu không nhìn bằng mắt, mà nhìn bằng trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng của tình yêu không ưa sự phán xet. Người ta bảo thần Ái tình là một đứa trẻ, vì nó thường lầm lẫn khi lựa chọn. Giống như bọn trẻ con ngỗ nghịch không giữ lời cam kết khi nô đùa, thần Ái tình là một đứa bé bội ước ở khắp nơi".
Khái niệm tình yêu, các cảm xúc yêu đương, độ lâu dài, sức mạnh, độ sâu nặng của các cảm xúc này ở mõi người là khác nhau. Lep Tônxtooicho rằng, có bao nhiêu trái tim thì có bấy nhiêu loại tình yêu. Tâm lý học hiên đại phân biêt 6 màu sắc - 6 phong cách tình yêu:
1/ Eros - TY đam mê nồng nàn, say đắm, mong muôn chiếm hữa về thể xác.
2/Ludus - TY, trò chơi có tính chât hưởng lạc, khong sâu nặng về mặt tình cảm, dễ có khả năng phản bội thay đổi.
3/ Storge - TY là tình bạn trầm lặng, tha thiết, vững bền.
4/ Prama - TY tính toán, nặng về lý trí, thường chịu sự kiểm soát của ý thức.
5/ Manhia - TY ám ảnh có tính chất phi lý, mà tiêu biểu là sự tin tưởng và lệ thuộc quá mức váo đối tượng ham muốn.
6/ Agape - TY dâng hiến không vụ lợi, tổng hơp của Eros và storge.
Thưc ra không ó công thức chung về tình yêu - một chìa khoá vạn năng thích hợp cho tất cả mọi người. Giống như câu chuyện cổ tích " Alibaba và 40 tên cướp", trong tình yêu, mỗi người, mỗi người chúng ta đều có con đườn đi riêng, một câu thần chú riêng hiệu nghiệm. Có thể là vừng ơi, đậu phụng ơi, bắp sú ơi, lúa ơi... Mỗi người tự sáng tạo cho mình một bí quyết riêng nào đó, rấ độc đáo.
Những lí do khiến 2 người nam nữ xích ại gần nhau cũng cực kì đa dạng. Có rất nhiêu lý thuyêt khác nhau về sự lựa chọn này. Khởi đầu của tình yêu bao giờ cũng có vẻ như một sự ngẫu nhiên, tình cờ, mộ sự sắp đặt ngẫu hứng vô tình của số phận. các cụ xưa gọi đó là duyên, duyên kỳ ngộ, duyên hạnh ngộ... Ca dao có câu:
Thiên duyên kỳ ngộ gặp chàng
Khác nào như thể phượng hoàng gặp nhau
Nguyễn Du tưng viết:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm có biết duyên gì hay không?
Từ những gặp gỡ tình cờ như vậy cho đến khi xuất hiện những rung cảm sâu xa mãnh liệt:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong cho tới sáng ra đường gặp em
Hoặc:
Gió đau gió mát sau lưng
Bụng sao bụng nhớ người dưng thế này?
Trong ca dao xưa đã có những câu tuyệt vời nói về lực hút, lực hấp dẫn lôi cuốn kỳ lạ bí ẩn giữa 2 bạn trẻ khác giới:
Anh như táo rụng sân đình
Em như gái dở đi rình của chua
Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ non
Chẳng chè chẳng chén so say
Chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm?